Tài liệu gồm có 2418 trang được sưu tầm và biên soạn bởi thầy giáo Th.s Nguyễn Chín Em, phân dạng và hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 10 Trung học Phổ thông, với đầy đủ các mức độ từ cơ bản (nhận biết và thông hiểu) đến nâng cao (vận dụng và vận dụng cao), giúp học sinh khối 10 học tốt chương trình Đại số 10 và Hình học 10.
Khái quát nội dung tài liệu tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 10 có đáp án và lời giải:
I ĐẠI SỐ
1 MỆNH ĐỀ TẬP HỢP.
1 MỆNH ĐỀ.
+ Dạng 1. Mệnh đề có nội dung đại số và số học.
+ Dạng 2. Mệnh đề có nội dung hình học.
+ Dạng 3. Thành lập mệnh đề – Mệnh đề phủ định.
2 TẬP HỢP.
+ Dạng 1. Xác định tập hợp – phần tử của tập hợp.
+ Dạng 2. Tập hợp rỗng.
+ Dạng 3. Tập con. Tập bằng nhau.
3 CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP.
+ Dạng 1. Tìm giao và hợp của các tập hợp.
+ Dạng 2. Hiệu và phần bù của hai tập hợp.
+ Dạng 3. Sử dụng biểu đồ Ven và công thức tính số phần tử của tập hợp A ∪ B để giải toán.
4 CÁC TẬP HỢP SỐ.
+ Dạng 1. Xác định giao – hợp của hai tập hợp.
+ Dạng 2. Xác định hiệu và phần bù của hai tập hợp.
+ Dạng 3. Tìm m thỏa điều kiện cho trước.
5 SỐ GẦN ĐÚNG – SAI SỐ.
2 HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI.
1 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ.
+ Dạng 1. Tìm tập xác định của hàm số.
+ Dạng 2. Tính giá trị của hàm số tại một điểm.
+ Dạng 3. Dùng định nghĩa xét tính đơn điệu của hàm số.
+ Dạng 4. Tính đơn điệu của hàm bậc nhất.
+ Dạng 5. Xét tính chẵn lẻ của hàm số.
2 HÀM SỐ Y = AX + B.
+ Dạng 1. Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
+ Dạng 2. Xác định hệ số a và b của số bậc nhất.
+ Dạng 3. Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất có chứa giá trị tuyệt đối.
+ Dạng 4. Vẽ đồ thị hàm số cho bởi hệ nhiều công thức.
+ Dạng 5. Sự tương giao giữa các đường thẳng.
3 HÀM SỐ BẬC HAI.
+ Dạng 1. Vẽ đồ thị và lập bảng biến thiên của hàm số bậc hai.
+ Dạng 2. Tìm tọa độ của đỉnh và các giao điểm của parabol với các trục tọa độ. Tọa độ giao điểm giữa parabol (P) và một đường thẳng.
+ Dạng 3. Dựa vào đồ thị biện luận theo m số giao điểm của parabol (P) và đường thẳng.
+ Dạng 4. Xác định hàm số bậc hai khi biết các yếu tố liên quan.
+ Dạng 5. Các bài toán liên quan đồ thị hàm số trị tuyệt đối của một hàm bậc hai.
+ Dạng 6. Các bài toán liên quan đồ thị hàm số đối với trị tuyệt đối của biến.
+ Dạng 7. Tính đơn điệu của hàm bậc hai.
3 PHƯƠNG TRÌNH HỆ PHƯƠNG TRÌNH.
1 MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH.
+ Dạng 1. Tìm điều kiện xác định của phương trình.
+ Dạng 2. Khử mẫu (nhân hai vế với biểu thức).
+ Dạng 3. Bình phương hai vế (làm mất căn).
+ Dạng 4. Phương pháp chứng minh hai phương trình tương đương.
2 PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI.
+ Dạng 1. Giải và biện luận phương trình bậc nhất.
+ Dạng 2. Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn.
+ Dạng 3. Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối.
+ Dạng 4. Phương trình chứa ẩn ở mẫu. Phương trình bậc bốn trùng phương.
+ Dạng 5. Biện luận theo m có áp dụng định lí Viète.
3 PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT NHIỀU ẨN
+ Dạng 1. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số.
+ Dạng 2. Hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn.
+ Dạng 3. Giải và biện luận hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn có chứa tham số (PP Crame).
4 HỆ PHƯƠNG TRÌNH HAI ẨN.
+ Dạng 1. Giải hệ phương trình đối xứng loại.
+ Dạng 2. Tìm điều kiện của tham số thỏa điều kiện cho trước.
4 BẤT ĐẲNG THỨC – BẤT PHƯƠNG TRÌNH.
1 BẤT ĐẲNG THỨC.
+ Dạng 1. Sử dụng phép biến đổi tương đương.
+ Dạng 2. Áp dụng bất đẳng thức Cô-si.
+ Dạng 3. Sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki.
+ Dạng 4. Sử dụng các bất đẳng thức hệ quả.
+ Dạng 5. Chứng minh bất đẳng thức dựa vào tọa độ véc-tơ.
+ Dạng 6. Bất đẳng thức về giá trị tuyệt đối.
2 BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN.
+ Dạng 1. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn.
+ Dạng 2. Giải và biện luận bất phương trình bậc nhất một ẩn.
+ Dạng 3. Tìm giá trị của tham số để bất phương trình có tập nghiệm thỏa điều kiện cho trước.
+ Dạng 4. Hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
+ Dạng 5. Giải và biện luận hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
+ Dạng 6. Tìm giá trị của tham số để hệ bất phương trình có tập nghiệm thỏa điều kiện cho trước.
3 DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT.
+ Dạng 1. Xét dấu tích – thương các nhị thức bậc nhất.
+ Dạng 2. Xét dấu nhị thức có chứa tham số.
+ Dạng 3. Giải bất phương trình tích.
+ Dạng 4. Giải bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
+ Dạng 5. Giải bất phương trình bậc nhất chứa dấu giá trị tuyệt đối.
4 BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN.
+ Dạng 1. Biểu diễn tập nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
+ Dạng 2. Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
+ Dạng 3. Các bài toán thực tiễn.
5 DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI.
+ Dạng 1. Xét dấu tam thức bậc hai.
+ Dạng 2. Tìm điều kiện của tham số để tam thức bậc hai luôn mang một dấu.
+ Dạng 3. Giải bất phương trình bậc hai.
+ Dạng 4. Bài toán có chứa tham số.
5 THỐNG KÊ.
1 BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT.
+ Dạng 1. Bảng phân bố tần số và tần suất.
+ Dạng 2. Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
2 BIỂU ĐỒ.
+ Dạng 1. Vẽ biểu đồ tần số và tần suất hình cột.
+ Dạng 2. Biểu đồ đường gấp khúc.
+ Dạng 3. Biểu đồ hình quạt.
3 SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. SỐ TRUNG VỊ. MỐT.
+ Dạng 1. Số trung bình.
+ Dạng 2. Số trung vị.
+ Dạng 3. Mốt.
4 PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN.
+ Dạng 1. Tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng số liệu KHÔNG ghép lớp.
+ Dạng 2. Tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng số liệu ghép lớp.
6 CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC. CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC.
1 CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC.
+ Dạng 1. Liên hệ giữa độ và rađian.
+ Dạng 2. Độ dài cung lượng giác.
+ Dạng 3. Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác.
2 GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT CUNG.
+ Dạng 1. Dấu của các giá trị lượng giác.
+ Dạng 2. Tính giá trị lượng giác của một cung.
+ Dạng 3. Sử dụng cung liên kết để tính giá trị lượng giác.
+ Dạng 4. Rút gọn biểu thức và chứng minh đẳng thức.
3 CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC.
+ Dạng 1. Công thức cộng.
+ Dạng 2. Tính các giá trị lượng giác của các góc cho trước.
+ Dạng 3. Rút gọn biểu thức cho trước.
+ Dạng 4. Chứng minh đẳng thức lượng giác.
+ Dạng 5. Biến đổi một biểu thức thành một tổng hoặc thành một tích.
+ Dạng 6. Chứng minh một đẳng thức lượng giác có sử dụng nhóm công thức biến đổi.
+ Dạng 7. Dùng công thức biến đổi để tính giá trị (rút gọn) của một biểu thức lượng giác.
+ Dạng 8. Nhận dạng tam giác. Một số hệ thức trong tam giác.
II HÌNH HỌC
1 VEC-TƠ.
1 CÁC ĐỊNH NGHĨA.
+ Dạng 1. Xác định một véc-tơ, phương hướng của véc-tơ, độ dài của véc-tơ.
+ Dạng 2. Chứng minh hai véc-tơ bằng nhau.
2 TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTƠ.
+ Dạng 1. Xác định véc-tơ.
+ Dạng 2. Xác định điểm thỏa đẳng thức véc-tơ cho trước.
+ Dạng 3. Tính độ dài của tổng và hiệu hai véc-tơ.
+ Dạng 4. Chứng minh đẳng thức véc-tơ.
3 TÍCH CỦA MỘT VECTƠ VỚI MỘT SỐ.
+ Dạng 1. Các bài toán sử dụng định nghĩa và tính chất của phép nhân véc-tơ với một số.
+ Dạng 2. Phân tích một véc-tơ theo hai véc-tơ không cùng phương.
+ Dạng 3. Chứng minh đẳng thức véc-tơ có chứa tích của véc-tơ với một số.
+ Dạng 4. Chứng minh tính thẳng hàng, đồng quy.
+ Dạng 5. Xác định M thoả mãn đẳng thức véc-tơ.
4 HỆ TRỤC TỌA ĐỘ.
+ Dạng 1. Tìm tọa độ của một điểm và độ dài đại số của một véc-tơ trên trục.
+ Dạng 2. Xác định tọa độ của một véc-tơ và một điểm trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
+ Dạng 3. Tính tọa độ trung điểm – trọng tâm.
+ Dạng 4. Chứng minh ba điểm thẳng hàng, điểm thuộc đường thẳng.
2 TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VEC-TƠ VÀ ỨNG DỤNG.
1 GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC BẤT KỲ TỪ 0◦ ĐẾN 180◦.
+ Dạng 1. Tính các giá trị lượng giác.
+ Dạng 2. Tính giá trị các biểu thức lượng giác.
+ Dạng 3. Chứng minh đẳng thức lượng giác.
2 TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ.
+ Dạng 1. Các bài toán tính tích vô hướng của hai véc-tơ.
+ Dạng 2. Tính góc giữa hai véc-tơ -góc giữa hai đường thẳng-điều kiện vuông góc.
+ Dạng 3. Chứng minh đẳng thức về tích vô hướng hoặc về độ dài.
+ Dạng 4. Ứng dụng của biểu thức toạ độ tích vô hướng vào tìm điểm thoả mãn điều kiện cho trước.
+ Dạng 5. Tìm tọa độ các điểm đặc biệt trong tam giác – tìm tọa độ hình chiếu vuông góc của một điểm lên đường thẳng.
3 HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VÀ GIẢI TAM GIÁC.
+ Dạng 1. Một số bài tập giúp nắm vững lý thuyết.
+ Dạng 2. Xác định các yếu tố còn lại của một tam giác khi biết một số yếu tố về cạnh và góc của tam giác đó.
+ Dạng 3. Diện tích tam giác.
+ Dạng 4. Chứng minh hệ thức liên quan giữa các yếu tố trong tam giác.
+ Dạng 5. Nhận dạng tam giác vuông.
+ Dạng 6. Nhận dạng tam giác cân.
+ Dạng 7. Nhận dạng tam giác đều.
+ Dạng 8. Ứng dụng giải tam giác vào đo đạc.
3 PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG.
1 PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT VÀ PHƯƠNG TRÌNH THAM SỐ CỦA ĐƯỜNG THẲNG.
+ Dạng 1. Viết phương trình tham số của đường thẳng.
+ Dạng 2. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng.
+ Dạng 3. Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng.
+ Dạng 4. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.
+ Dạng 5. Viết phương trình đường phân giác của góc do ∆1 và ∆2 tạo thành.
+ Dạng 6. Phương trình đường thẳng trong tam giác.
2 PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN.
+ Dạng 1. Tìm tâm và bán kính đường tròn.
+ Dạng 2. Lập phương trình đường tròn.
+ Dạng 3. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại một điểm.
+ Dạng 4. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn đi một điểm.
+ Dạng 5. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn thỏa mãn điều kiện cho trước.
+ Dạng 6. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
+ Dạng 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn.
+ Dạng 8. Phương trình đường thẳng chứa tham số.
+ Dạng 9. Phương trình đường tròn chứa tham số.
+ Dạng 10. Tìm tọa độ một điểm thỏa một điều kiện cho trước.0
3 ĐƯỜNG ELIP.
+ Dạng 1. Xác định các yếu tố của Elip.
+ Dạng 2. Viết phương trình đường Elip.
+ Dạng 3. Tìm điểm thuộc elip thỏa điều kiện cho trước.
Xem Tài Liệu Tại Đây: